Đề tài thuyết trình: THIỀN

Thích Trừng Sỹ

Thời gian thuyết trình: 15 phút

Kính chào quý thầy cô và các bạn sinh viên buổi sáng. Hôm nay là thứ hai, ngày 29 tháng mười một, năm 2010. Mình rất vui khi đứng trước lớp để thuyết trình đề tài của mình. Đề tài[2] của mình là Thiền.

Từ Meditation trong tiếng Pāli là Jhāna. Tiếng Phạn là Dhyāna, tiếng Nhựt là Zen, tiếng Trung Quốc là Chán, tiếng Tây-ban-nha là Meditacion, tiếng Hàn Quốc là Hangul, và tiếng Việt là Thiền. Có hai loại Thiền trong Phật giáo: Thiền Chỉ và Thiền Quán.

Chỉ (Samatha) và Quán (Vipassāna) là ngôn ngữ Pāli, thuộc về ngôn ngữ cổ của tiếng Ấn Độ. Chỉ (Samatha) có nghĩa là an trú tâm, định tĩnh, hoặc dừng lại. Quán (Vipassāna) có nghĩa là thấy rõ, hiểu rõ quán chiếu, hoặc nhìn sâu.

Thiền Chỉ có nghĩa là dừng cái tâm tán loạn và tập trung nó vào đối tượng nhứt định. Thiền Quán nghĩa là nhìn sâu vào vật gì rõ ràng. Mình lần lượt trình bày như sau:

Thứ nhứt, như trên đã định nghĩa, Thiền Chỉ nghĩa là dừng cái tâm tán loạn và tập trung nó và hơi thở có ý thức. Như các bạn biết tâm của chúng ta giống như con khỉ và ngựa. Nó chạy từ chỗ này sang chỗ khác. Đôi lúc chúng ta ngồi đây, nhưng chúng ta nghĩ vẫn vơ ở những nơi khác như thành phố Nửu Ước, Hoa Thịnh Đốn, Mễ-tây-cơ, Ấn Độ, Úc châu, vân vân. Để đặt tâm tán loạn vào hơi thở có ý thức bằng cách thực tập thiền, chúng ta ngồi ngay ngắn trên ghế, trên đi-văng, hoặc trên bồ-đoàn, vân vân. Trong tư thế hoa sen, chúng ta có thể ngồi bán-già hay kiết già và đặt bàn tay phải lên trên bàn tay trái. Hai ngón cái của ta chạm vào nhau. Lưng thẳng và mắt của chúng ta nhắm một phần hai.

Thở vào, mình biết mình đang còn sống. Thở ra, mình biết mình đang còn sống. Thở vào, mình biết mình đang thở vào. Thở ra, mình biết mình đang thở ra. Thở vào sâu, mình biết mình đang thở vào sâu. Thở ra chậm, mình biết mình đang thở ra chậm. Thở vào, mình biết mình an lạc. Thở ra, mình biết mình vững chãi. Thở vào, mình biết mình thảnh thơi, vân vân.

Thật là dễ dàng để chúng ta áp dụng thiền tập. Bằng tâm chánh niệm và tỉnh thức, chúng ta có thể nói tóm tắt như sau: “Vào, ra, sâu, chậm, an lạc, vững chãi, và thảnh thơi.” Chúng ta có thể thực tập thiền ở trường, ở nhà, hoặc ở công sở.

Vào mỗi buổi sáng, khi thức giấc, chúng ta ngồi ngay ngắn; chúng ta có thể thực tập thiền khoảng mười hoặc mười lăn phút để lấy năng lượng an bình từ nơi tâm tĩnh lặng của chúng ta cho suốt ngày mới. Hoặc vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, chúng ta có thể thực tập thiền khoảng mười hoặc mười lăn phút. Chúng ta ngủ trong trạng thái an lành trong suốt đêm. Thậm chí khi đang lái xe dừng lại ở đèn đỏ, chúng ta cũng có thể thực tập thiền bằng cách thở vào thở ra hai hoặc ba lần một cách chậm rãi và thảnh thơi.

Thứ hai, như trên đã định nghĩa, Thiền Quán nghĩa là nhìn sâu vào vật gì rõ ràng và sáng suốt. Nhờ thực tập Thiền Quán, chúng ta có thể thấy cha mẹ trong chúng ta, con cái, chồng, vợ, anh, chị em trong chúng ta, vân vân. Chúng ta thấy họ trong từng tế bào trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể mời họ cùng thực tập thiền với chúng ta. Chúng ta hạnh phúc. Họ cũng vậy. Chúng ta an lạc. Họ cũng vậy.

Thực tập Thiền Quán, chúng ta thấy rõ đời sống của chúng ta ngày càng ngắn lại. Chúng ta sống thật sâu sắc trong từng giây từng phút vững chãi và thảnh thơi. Chúng ta ý thức rằng mỗi hơi thở là sự sống, mỗi thực tập là thảnh thơi. Mỗi sát na là sự sống, mỗi sát na là thảnh thơi. Hiểu và thực hành được như vậy, chúng ta cảm thấy an vui.

Nhờ thực tập thiền, chúng ta có thể làm vơi sự đau nhứt, sự căng thẳng trong thân và tâm của chúng ta để chúng ta có thể vun trồng và nuôi dưỡng năng lượng bình an trong thân và tâm của chúng ta. Như vậy, thiền là món ăn tinh thần cho đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta có thể áp dụng và thực tập thiền mọi nơi và mọi lúc. Càng thực tập thiền, chúng càng hạnh phúc. Càng thực tập thiền, chúng ta càng an lạc, vững chãi và thảnh thơi. Nếu thực tập thiền một cách đều đặn, chúng ta có thể gặt hái được hoa trái an lạc và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. Từ đây, chúng ta có thể hiến tặng những hoa trái ấy tới người thân người thương của chúng ta trong cuộc đời.

Trước khi chấm dứt bài trình bày của tôi, kính mời các bạn cùng với tôi thực tập thiền trong vòng ba phút. Nhân tiện đây, tôi có đem cái bồ-đoàn để chỉ các bạn. Bây giờ, chúng ta bắt đầu thực tập.

Cuối cùng, cầu chúc các bạn an lành và hạnh phúc trong việc thiền tập. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe tôi trình bày.

Thích Trừng Sỹ

Presentation Topic[3]: Meditation

Presentation Time: 15’

Good morning teachers and friends. Today is Monday, November 29, 2010. I am very happy to stand here to present my topic. My topic[4] is Meditation.The word Meditation in the Pāli language is Jhāna. In the Sanskrit language, it is Dhyāna. In the Japanese language, it is Zen. In the Chinese language, it is Chán. In the Spanish language, it is Meditacion, In the Korean language, it is Hangul, and in the Vietnamese language, it is Thien. There are two kinds of Meditation in Buddhism: Samatha Meditation and Vipassāna Meditation.

Samatha and Vipassāna are the Pali language, that is to say, the ancient Indian language. Samatha means calm abiding, concentration, or stopping. Vipassana means insight, clear seeing, clear understanding, contemplation, or deep looking.

Samatha Meditation means stopping the wandering mind and focusing it on one single object. Vipassana Meditation means looking deeply at something clear. I present step by step as follows:



First, as was defined above, Samatha Meditation means stopping the wandering mind and focusing it on conscious breath. As you know our minds look like monkeys and horses. They run from this place to that place. Sometimes we sit here, but we think aimlessly about other places like New York, Washington DC, Mexico, India, Australia, etc. To put our wandering minds on conscious breath by practicing meditation, we sit upright on a chair, on a couch, in bed, or on a cushion. In the lotus position, we can sit cross-legged or half cross-legged and put right hand on left hand. Our thumbs touch each other. Our backs are straight and our eyes are half-closed.

Breathing in, we know we are alive. Breathing out, we know we are alive. Breathing in, we know we are breathing in. Breathing out, we know we are breathing out. Breathing deeply in, we know we are breathing deeply in. Breathing slowly out, we know we are breathing slowly out. Breathing in, we know we feel peaceful. Breathing out, we know we feel solid. Breathing in, we know we feel leisurely. Breathing out, we know we feel leisurely.

It is very easy for us to apply and practice meditation. By our mindful and conscious minds, we can say briefly as follows: “In, out, deep, slow, peaceful, solid, and leisurely.” We can practice meditation at school, at home, or in the office.



In every early morning, when waking up, we sit upright; we can practice meditation for about ten or fifteen minutes in order to collect peaceful energy from our tranquil minds for the whole of new day. Or in every evening, before we go to sleep, we can practice meditation for about ten or fifteen minutes. We sleep in the peaceful state for the whole night. Even when we are driving up to stopping at the red lights, we can also practice meditation by breathing in and out two or three times slowly and leisurely.

Second, as was defined above, Vipassana meditation means looking deeply at something clear and lucid. By practicing Vipassana meditation, we can see our parents, our children in us, our husbands, wives, brothers, sisters in us, etc. We see them in every cell of our life. We can invite them to practice meditation with us together. We are happy. So are they. We are peaceful. So are they.

Practicing Vipassana meditation, we clearly see our lives be shorter and shorter. We live deeply in every second and every minute solidly and leisurely. We are aware that every breath is alive, every practice is leisurely. Every moment is alive and every moment is leisurely. Understanding and practicing like that, we feel peaceful and happy.

By practicing meditation, we can alleviate pain, stress, or tension in our bodies and minds in order that we can cultivate and nourish energy of peacefulness in our bodies and minds. Thus, meditation is the spiritual food for our daily lives. We can apply and practice meditation anywhere and anytime. The more we practice meditation, the happier we feel. The more we practice meditation, the more peaceful, leisurely and steadier we are. If we practice meditation regularly, we can reap the peaceful and happy flowers and fruits right here and now in the present life. From here, we can offer them to our relatives and loved ones in life.

Before finishing my presentation, I would like to invite all of you to practice meditation with me together around three minutes. On this occasion, I bring the cushion with me to show it to you. Now, let’s start to practice meditation.



Finally, may all of you be peaceful and happy in practicing meditation! Thank you so much for listening to my presentation.

Thich Trung Sy

[1] Đề tài này được trình tại phòng số 118, trường cao đẳng Lone Star – CyFair, đường 9191 Barker Cypress, Cypress, TX 77433 - 281.290.3200.

[2] Trong lúc trình bài đề tài Thiền, có nhiều người không phải là Phật giáo, nhưng họ rất thích nghe và rất thích thực tập Thiền. Họ nói “an lạc và hạnh phúc có thể thấm nhuần và làm mát dịu thân tâm.”

[3] The topic is presented in the Class Room 118 - Lone Star College-CyFair 9191 Barker Cypress Road, Cypress, TX 77433 - 281.290.3200.

[4] In the process of presenting the topic of Meditation, there are many people not being Buddhists, but they like to listen and practice Meditation so much. They say “peacefulness and happiness can permeate and make their bodies and minds calm and cool.”




 
                 
                                                                                                                                
mailto: sonyhappy123@gmail.com